Giới thiệu

NguyenKhuyenSchool

Thư ngỏ của chủ tịch HĐQT

Quý phụ huynh thân mến!

Là một người đã dành hơn 60 năm trong ngành giáo dục, tôi đã từng nhiều lần công tác hoặc có những khóa học thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước châu Âu. Trong quá trình sống và làm việc tại châu Âu, tôi đã trăn trở với khá nhiều câu hỏi tại sao:
Tại sao học sinh phổ thông ở các nước châu Âu ( ví dụ như Đức, Hà Lan..) dành rất ít thời gian học và làm bài tập, nhưng khi lên đại học chính những học sinh đó lại rất chăm chỉ, say mê và khá thành công.
Tại sao nhiều học sinh Việt Nam dành rất nhiều thời gian học phổ thông để học toán, mà khi sang châu Âu học đại học lại có không ít em phải nhờ các bạn bè ở châu Âu giảng lại về môn toán, đặc biệt là việc áp dụng môn toán vào các môn khoa học khác.

Tại sao học sinh Việt Nam học nhiều, rất nhiều ; nhiều em dành toàn bộ thời gian cho việc học trên lớp, học thêm và làm bài tập, nhưng hòa nhập được vào thế giới việc làm chậm hơn và có phần khó khăn hơn các bạn bè tại châu Âu.
Vậy liệu có phải học sinh Việt Nam đang bị lãng phí rất nhiều thời gian công sức vào việc học những kiến thức không thật sự có ích cho cuộc sống sau này?
Đây cũng là những trăn trở của rất nhiều những người làm trong lĩnh vực giáo dục khác, có nhiều giáo sư, nhà giáo đã tìm cách giải thích cho điều này như sau:
Giáo dục Việt Nam thường giáo dục theo cách tiếp cận câu hỏi cái gì ( What ) nghĩa là đưa ra khái niệm, giải thích khái niệm đó và dạy học sinh áp dụng khái niệm đó vào giải bài tập. Trong khi giáo dục của một số nước có nền giáo dục tiên tiến lại luôn bắt đầu với câu hỏi tại sao (Why?) tức là dạy các em hiểu lý do tại sao phải học kiến thức này, kiến thức này để giải quyết vấn đề gì ? và sau đó mới là làm thế nào để giải quyết vấn đề đó (How?). Cách tiếp cận này cho trẻ có tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn.Việc luôn bắt đầu với những câu hỏi thực tiễn cũng khiến cho học sinh khi học cao lên đại học hay đi làm có cách tiếp cận thực tế, tiến nhanh hơn và ít thụ động hơn.
Ngoài ra, trong khi mỗi một học sinh đều rất khác biệt với những sở thích, khả năng cách tiếp cận khác nhau, thì nền giáo dục của chúng ta có xu hướng dạy các em theo một cách giống nhau, và đánh giá các em theo một cách giống nhau. Điều đó sẽ không phát huy được hết sở trường và hứng thú của mỗi học sinh.
Chính vì nhiều năm trăn trở với điều này, tôi đã thành lập ra trường liên cấp mầm non tiểu học Nguyễn Khuyến với mong ước có thể đem đến cho các em học sinh một môi trường học tập thật sự được tôn trọng, yêu thương và giáo dục các em theo một cách tiếp cận thực tế hơn, tôn trọng những mặt mạnh yếu của từng em để có thể phát huy hết những tiềm năng sẵn có của học sinh, giúp các em có những năm tháng học tập hứng thú hơn, bớt vất vả hơn và tạo đà để các em có thể phát triển tốt hơn cả về tư duy và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Chúng tôi hi vọng sẽ được sự đồng hành của những phụ huynh có cùng quan điểm giáo dục để chúng ta có thể chung tay đem đến cho học sinh một môi trường giáo dục tốt hơn, tạo nên những đòn bẩy để các em ngày một vươn cao và xa hơn trong tương lai.

Chủ tịch HĐQT
NGND. GS. Vũ Tuấn

Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi - Triết lý giáo dục của Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến

1. Tầm nhìn

Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến đặt mục tiêu trở thành hệ thống trường liên cấp uy tín, có chương trình đào tạo chất lượng, chuyên biệt về STEM theo chuẩn quốc tế và Tiếng Anh theo chương trình Cambridge, mang đến môi trường giáo dục tận tâm và phát triển toàn diện cho mỗi học sinh.

2. Sứ mệnh

Sứ mệnh của Trường Tiểu học Nguyễn Khyến là xây dựng và phát triển một môi trường học thuật giàu tình yêu thương, có tư duy tiến bộ, trang bị cho học sinh một nền tảng kiến thức vững chắc, toàn diện, bồi đắp những tính cách tốt và kĩ năng sống thiết yếu để các em tự tin hòa nhập, phát huy được phẩm chất và năng lực trong thời đại mới

3. Giá trị cốt lõi

4. Triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục “ Học trong yêu thương” được Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến sử dụng làm kim chỉ nam trong hoạt động giảng dạy trong suốt 27 năm qua. Chúng tôi coi mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng biệt cần được yêu thương và tôn trọng, các em cần được khích lệ để khơi dậy sự tự tin, sáng tạo.

Chúng tôi luôn duy trì một môi trường học tôn trọng, yêu thương, kết nối chặt chẽ giữa giáo viên với học sinh, giữa nhà trường và gia đình.

Chúng tôi khuyến khích đội ngũ giáo viên liên tục trau dồi kỹ năng, kiến thức và dùng tình yêu thương của mình để dưỡng dục những đứa trẻ trưởng hạnh phúc.