Nguyên tắc giáo dục
Những nguyên tắc giáo dục xuyên suốt tại trường Tiểu học dân lập Nguyễn Khuyến (Hà Nội)
Mặc dù nền giáo dục ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, nhưng với ban giám hiệu trường tiểu học Nguyễn Khuyến thì việc khắc phục những nhược điểm hiện nay của giáo dục cũng là điều mà mỗi trường dân lập có thể làm được trong phạm vi và quyền hạn của mình.
Do đó, bên cạnh những chương trình bắt buộc của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, nhà trường duy trì 4 nguyên tắc giáo dục cơ bản xuyên suốt như sau:
1. Chất lượng giáo dục văn hóa tối ưu, đảm bảo học sinh học tốt mà không cần phải đi học thêm.
Nguyên tắc quan trọng nhất và tiên quyết luôn được nhà trường và các giáo viên thực hiện là đảm bảo hiệu quả học tập cao nhất trong thời gian học trên lớp để học sinh đạt được thành tích học tập tốt mà không cần phải đi học thêm ở ngoài hay được bố mẹ kèm thêm ở nhà.
Với sĩ số mỗi lớp ít, mỗi cô giáo chủ nhiệm luôn có trách nhiệm đảm bảo truyền tải đầy đủ kiến thức đến từng học sinh, hầu hết các hoạt động ôn luyện cũng đều được thực hiện trên lớp. Đồng thời giáo viên sẽ thường xuyên trao đổi kết hợp với phụ huynh để đem lại kết quả giáo dục tốt nhất dành cho trẻ.
2. Chú trọng hoạt động thể chất
Trong khi các trường học tại Nhật Bản hay Châu Âu luôn chú trọng thiết kế giờ học sao cho trẻ em đều phải vận động thể chất ít nhất 4 km một ngày thì các trường học ở Việt Nam ít khi chú ý tới vấn đề này. Bởi vì tất cả mọi nghiên cứu về giáo dục đều chỉ ra rằng, hoạt động vận động là hoạt động rất quan trọng đặc biệt đối với trẻ em. Vận động giúp cơ thể và tinh thần khỏe khoắn đồng thời hỗ trợ cho quá trình phát triển cả về thể chất và trí óc của trẻ em, giúp các em tăng cường cả khả năng sáng tạo và phát triển nhận thức.
Do đó, ban giám hiệu trường Tiểu Học Nguyễn Khuyến luôn duy trì cho toàn bộ học sinh tại trường tham gia tập thể dục buổi sáng mỗi ngày, bài tập thể dục được thay đổi linh hoạt phong phú để tránh gây nhàm chán cho học sinh, bao gồm những trò chơi vận động như trò cướp cờ, mèo đuổi chuột, nhảy dây tập thể v.v.v.
Ngoài ra, những hoạt động thể chất ngoài trời được tổ chức thường xuyên tại các địa điểm gần nhà trường mà có nhiều cây xanh như công viên Yên Sở, khu Vạn An. Những hoạt động lành mạnh như trên được tổ chức hàng tuần khiến cho hoạt động học tập vui chơi của học sinh được phân bố đều đặn và khoa học nhất.
3. Rèn nền nếp, tư cách đi đôi với học văn hóa.
Đối với học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi bắt đầu hình thành nhân cách, việc học nề nếp, tư cách, thái độ là vô cùng quan trọng. Có một chút sai sót trong quá trình giáo dục tư cách học sinh lứa tuổi này, đôi khi có thể gây ra những sai lầm mà khi các em lớn lên khó khắc phục được.
Ban giám hiệu trường Tiểu Học dân lập Nguyễn Khuyến đã nghiên cứu rất kỹ về vấn đề này và đưa ra một số những yêu cầu rất cụ thể đối với giáo viên để toàn thể giáo viên áp dụng trong hoạt động rèn luyện học sinh hàng ngày:
- Mỗi học sinh cần được rèn nếp đúng giờ. Các giáo viên chủ nhiệm phải có nhiệm vụ rèn cho tất cả học sinh của mình luôn đúng giờ trong mọi quy định của nhà trường bao gồm đi học đúng giờ, hoàn thành bài đúng giờ, vào lớp đúng giờ sau giờ ra chơi.v.v.v.
- Sắp xếp đồ đạc cá nhân ngăn nắp. Tất cả học sinh đều có nhiệm vụ giữ cho lớp học và chỗ ngồi cũng như các góc học tập trong lớp luôn ngăn nắp, gọn gàng, sách vở, cặp và giày dép được để đúng nơi quy định.
- Lễ phép cũng là một điều cần được chú trọng rèn cho học sinh. Học sinh được dạy thường xuyên chào bạn bè, thầy cô giáo và những người lớn một cách lễ phép đúng mực. Tuyệt đối không chấp nhận nói tục chửi bậy trong trường học, tất cả học sinh tại trường đều phải nói năng lễ độ và rất có văn hóa.
4. Xây dựng tính tự lập, chủ động cho học sinh.
Để xây dựng tính tự lập cho học sinh, mỗi một học sinh tại nhà trường đều được tập để tự phục vụ bản thân mình bao gồm những việc như tự đi lấy phần cơm trưa, tự xếp khay cơm đã xong vào nơi quy định, tự dọn chỗ ngủ trưa, tự sắp xếp chăn gối ngủ trưa sau khi ngủ dậy, tự sắp xếp đồ dùng học tập, tự đi giày dép, mặc quần áo, để giày dép đúng nơi quy định v.v.v.. Ngoài ra, mỗi học sinh đều thường xuyên cùng với cô giáo tổng vệ sinh lớp học, giữ cho lớp hoc luôn sạch sẽ ngăn nắp và trang trí lớp phù hợp với ý thích của lứa tuổi các em.
Các vị trí lớp trưởng tổ trưởng được giao luân phiên cho tất cả học sinh trong lớp để giúp các em tập dần với thói quen chịu trách nhiệm với tập thể và kỹ năng tổ chức, giao lưu.
5. Coi trọng các hoạt động giao lưu, tăng khả năng hòa nhập thích nghi cho học sinh
Trong khi tất cả học sinh ở Singapore đều bắt buộc phải thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu trong nước, và mỗi năm phải tham gia ít nhất một hoạt động giao lưu với học sinh ở nước ngoài thì học sinh ở Việt Nam ít khi có được cơ hội này.
Ban giám hiệu nhà trường tiểu học Nguyễn Khuyến (Hà Nội) hiểu rất rõ ích lợi mà những hoạt động giao lưu tập thể mang lại. Do đó, nhà trường liên tục thực hiện các hoạt động chung giữa học sinh của trường với học sinh các trường dân lập ở khu vực lân cận bao gồm hoạt động văn nghệ, chơi trò chơi, hoạt động thể chất để cho các em thường xuyên được giao lưu với các bạn mới. Những hoạt động này làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần, giúp trẻ phát triển tính tự tin, hòa nhập, thích nghi và học hỏi được rất nhiều từ các bạn.
Những hoạt động đều được nghiên cứu kỹ để vừa mang lại nhiều niềm vui, vừa có tính giáo dục và bổ sung kiến thức cho trẻ.
6. Tăng cường vốn sống và tính sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động tham quan dã ngoại thường xuyên.
Theo các nhà nghiên cứu, lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi dành cho việc thu thập vốn sống để giúp trẻ trưởng thành, đồng thời là thời gian nuôi dưỡng và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Do đó, những hoạt động tham quan dã ngoại thường xuyên ở lứa tuổi này là vô cùng quan trọng. Cũng vì lý do đó, trường Tiểu học Nguyễn Khuyến thường xuyên tổ chức hàng loạt các hoạt động ngoại khóa tới nhiều địa điểm khác nhau rất phong phú và đa dạng ví dụ như các viện bảo tàng, khu du lịch giáo dục, công viên, hiệu sách, nhà văn hóa, hội trợ .v.v.